
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1089
Title: | ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NHĨ CHÂM KẾT HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP THỞ 4 THÌ CỦA BÁC SỸ NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ KHÔNG THỰC TỔN |
Authors: | PHÙNG, ĐỨC ĐẠT |
Advisor: | PGS.TS NGUYỄN, VĂN TOẠI |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Mất ngủ là một vấn đề phổ biến về rối loạn giấc ngủ từ xưa cho tới nay. Mất ngủ được đánh dấu bằng sự khó khăn trong việc bắt đầu, duy trì giấc ngủ hoặc khi giấc ngủ không đạt được hay có chất lượng kém, mặc dù có đủ thời gian và cơ hội để tạo ra giấc ngủ. 1,2 Ngoài ra mất ngủ còn đặc trưng bởi tình trạng không mong muốn và, hoặc thức dậy sớm hơn ba lần một tuần trong hơn 3 tháng và suy giảm giấc ngủ ban ngày làm ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức. 3,4 Năm 2008, Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American academy sleep medicine - AASM) gọi chứng mất ngủ là một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. 5 Khoảng 50% đến 80% bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh tâm thần gặp khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ trong một năm. 1,6 Mất ngủ gặp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. 4,7 Tại Việt Nam, theo Bùi Quang Huy có khoảng 30% đến 45% bệnh nhân trưởng thành bị mất ngủ hàng năm. 8 Mất ngủ mang nhiều gánh nặng về suy giảm chức năng, chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng nguy cơ trầm cảm. 5,9,10 Hiện nay điều trị mất ngủ chủ yếu là kết hợp điều trị nội khoa với tâm lý liệu pháp. Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị mất ngủ bằng các thuốc chống lo âu trầm cảm, chống động kinh, an thần, kết hợp với tư vấn, vệ sinh giấc ngủ, tập luyện vận động, kỹ thuật thư giãn luyện tập. 11 Theo Y học cổ truyền (YHCT), mất ngủ thuộc chứng “Thất miên”, “Bất mị”, “Bất đắc miên”... 12 Nguyên nhân từ các tạng Tâm, Tỳ, Can, Thận. Y học cổ truyền đã sử dụng nhiều phương pháp để điều trị mất ngủ như các vị thuốc và bài thuốc, khí công, dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, nhĩ châm. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng và mục đích cuối cùng là đưa bệnh nhân đến giấc ngủ tự nhiên. Từ xưa, nhĩ châm cũng đã được áp dụng và cho thấy đây là một trong những phương pháp điều trị mất ngủ có hiệu quả. Từ năm 1962 đến nay ngoài phương pháp thể châm, thủy châm, điện châm, Nguyễn Tài Thu đã tiến hành nghiên cứu nhĩ châm, sử dụng những huyệt trên loa tai để phòng và chữa bệnh. Với ưu điểm là không tốn kém, rút ngắn thời gian điều trị, nên nhĩ châm điều trị được nhiều bệnh như các chứng đau, mất ngủ…. 13–15 Nhóm điểm Thần môn, Giao cảm, Tâm, Thận, Tỳ từ lâu được biết là nhóm huyệt trên loa tai có tác dụng an thần, điều hòa chức năng tạng phủ. Phương pháp thở 4 thì là một trong tám phép dưỡng sinh của Bác sỹ (BS) Nguyễn Văn Hưởng đã được nhiều nghiên cứu trong điều trị bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não, bệnh phổi mãn tính, rối loạn lipid máu…đều mang lại kết quả tốt. Với ưu điểm tiện lợi, dễ áp dụng, mang lại nhiều lợi ích tốt trong đó có cải thiện giấc ngủ nên được nhân dân ta ứng dụng rộng rãi. Thở 4 thì gồm hai thì dương (++) hai thì âm (--), có kê mông và giơ chân dao động là để luyện tổng hợp về thần kinh, khí và huyết, trọng tâm là luyện thần kinh, chủ động về ức chế và hưng phấn nhằm mục đích ngủ tốt, đồng thời cũng làm cho khí huyết lưu thông. 16 Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với phương pháp thở 4 thì của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực tổn” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của nhĩ châm kết hợp với phương pháp thở 4 thì của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị mất ngủ không thực tổn. 2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1089 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21THS1167.pdf Restricted Access | 1.84 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.