Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1087
Title: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC - THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU ĐÀO TẠO MỘT SỐ BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY
Authors: ĐỖ, THỊ THUỲ TRANG
Advisor: TS. Phạm, Thái Sơn
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một trong những nhiễm khuẩn mắc phải thường gặp nhất trong bệnh viện, cũng là nguyên nhân làm tăng các biến chứng nguy hiểm, làm cho người bệnh phải thở máy kéo dài, tăng thời gian điều trị, tỷ lệ tử vong cao hơn và tăng các chi phí trong bệnh viện cũng như gánh nặng bệnh tật1. Theo các nghiên cứu ở các nước đã phát triển, VPLQTM chiếm 15% trong tổng số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV), chiếm tới 27% trong các NKBV ở khoa Hồi sức tích cực (CDC 2003)2. Trong số các viêm phổi bệnh viện (VPBV), loại VPBV liên quan đến thở máy (viêm phổi bệnh viện xuất hiện sau khi thở máy ≥ 48 giờ) chiếm tỷ lệ 90%2. Tại Việt Nam, kết quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho thấy VPLQTM chiếm tỷ lệ 55.4% cao nhất trong tổng số các NKBV (BYT, 2005). Tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy đặc biệt cao trong nhóm người bệnh nằm tại khoa Hồi sức tích cực (43-63.5/1000 ngày thở máy)2. Rủi ro và chi phí điều trị sẽ tăng lên, người ta cũng ước tính rằng tỷ lệ tử vong sẽ tăng thêm 20 - 55% và thời gian nằm viện sẽ tăng thêm sáu ngày3. Phẫu thuật tim hở là một phẫu thuật lớn và phức tạp, thường gây ra phản ứng viêm toàn thân bất thường và giải phóng một loạt các chất trung gian gây viêm. Kết hợp với các yếu tố khác, như gây mê và hạ thân nhiệt, chức năng phổi bị suy giảm dẫn đến nhu cầu cần thông khí cơ học lâu dài. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc thở máy ở người bệnh sau phẫu thuật tim hở kéo dài có thể phá vỡ hàng rào bình thường trong đường hô hấp, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và điều này làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong vào khoảng 45,7%4. Các biện pháp phòng ngừa là cần thiết để giảm thiểu tỷ lệ mắc VPLQTM ở người bệnh phẫu thuật tim. Gói chăm sóc phòng ngừa là một loạt các biện pháp hợp lý được thực hiện để giảm tỷ lệ mắc VPLQTM5. Một nghiên cứu quan sát đa trung tâm (35 đơn vị) áp dụng gói chăm sóc phòng ngừa VPLQTM đã cho thấy kết quả giảm trung bình tỷ lệ mắc là 44,5% 6. Tuy nhiên hiệu quả của các gói chăm sóc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm: sự tuân thủ, trình độ chuyên môn và làm việc theo nhóm 7 đặc biệt là của điều dưỡng viên. Các yếu tố này có thể được cải thiện bằng các chương trình đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực chăm sóc người bệnh của điều dưỡng lâm sàng - đặc biệt là chăm sóc người bệnh thở máy cốt lõi của một điều dưỡng thực hành lâm sàng trong các Đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). Những bằng chứng làm nền tảng cho thực hành điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại phòng ICU về an toàn người bệnh, nhận định nhu cầu chăm sóc; sự thoải mái cho người bệnh: tư thế người bệnh, vệ sinh tay trong thực hành chăm sóc, chăm sóc đường thở (hút đờm ống NKQ/MKQ), vệ sinh răng miệng, thực hành sử dụng máy thở an toàn. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kiến thức - thực hành của điều dưỡng trước và sau đào tạo một số biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan thở máy”, tại phòng Hồi sức Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch - Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một chương trình đào tạo thực hành dựa trên bằng chứng nhằm nâng cao năng lực của điều dưỡng về quản lý và dự phòng viêm phổi liên quan thở máy. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Thực trạng về kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan trong chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan thở máy của điều dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật tim hở tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá mức độ tuân thủ thực hành của điều dưỡng trước và sau đào tạo dự phòng VPLQTM cho người bệnh sau phẫu thuật tim hở.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1087
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1165.pdf
  Restricted Access
1.45 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.