Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1086
Title: NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NAM GIỚI DƯỚI 40 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Authors: PHẠM VĂN, TÚ
Advisor: NGUYỄN THỊ NGỌC, LAN
Keywords: Nội - Cơ xương khớp
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Acid uric (AU) máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin, phần lớn bắt nguồn từ quá trình tổng hợp nội sinh, phần nhỏ phát sinh từ các nguồn ngoại sinh như thực phẩm giàu purin, rượu, đồ uống chứa đường fructose. AU máu được tổng hợp chủ yếu ở gan và ruột nhưng cũng được tổng hợp ở các mô khác như cơ, thận và nội mô mạch máu1. Tăng acid uric máu là khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan urat trong dung dịch có cùng nồng độ natri như huyết tương2–4. Tỷ lệ tăng AU máu không triệu chứng dao động từ 2,6% đến 47,2% trong cộng đồng tùy vào khu vực, dân tộc khác nhau và phương pháp nghiên cứu khác nhau5. Tỷ lệ tăng AU máu trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ, theo chương trình khảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) năm 2007 – 2008, tỷ lệ tăng acid uric máu khoảng 21%, cao hơn 3,2% so với năm 1988-19946.Theo Raja S và cộng sự (2019), tỷ lệ tăng AU máu tại Karachi, Pakistan là 30,1%7 . Tại châu Á, một nghiên cứu phân tích tổng hợp được thực hiện ở Trung Quốc, tổng hợp các nghiên cứu tại các thời điểm khác nhau (2000-2014), cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu ở nam là 21,6% và ở nữ là 8,6%8. Theo Uaratanawong S và cộng sự (2011), tỷ lệ tăng acid uric máu tại Bangkok Thái Lan là 24,4%9. Theo chương trình khảo sát nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) Hàn Quốc (2018), tỷ lệ tăng acid uric máu trung bình 11,4% (17% ở nam giới và 5,1% ở nữ giới)10. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trịnh Kiến Trung (2015), tỷ lệ tăng acid uric máu là 12,6%11. Tăng acid uric máu có thể dẫn đến bệnh gút và sỏi thận. Tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ cũng như phát triển thứ phát sau các bệnh lý khác như hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mãn tính, béo phì2–4. Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ tăng acid uric máu, bệnh gút, hội chứng chuyển hóa, liên quan giữa tăng acid uric máu với hội chứng chuyển hóa. Năm 2015, tác giả Trịnh Kiến Trung tiến hành nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ11. Năm 2017, tác giả Nguyễn Điệp Linh đã nghiên cứu khảo sát nồng độ, tỷ lệ tăng acid uric máu và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở các đối tượng đến khám tại phòng khám nội bệnh viện 19812. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều giới hạn ở độ tuổi trên 40 tuổi. Trong khi, tỷ lệ tăng acid uric máu ngày càng gia tăng và tăng ở người trẻ tuổi. Dân số Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ dân số dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao, và là thành phần lao động chính, chịu tác động lớn từ quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công bố về tỷ lệ tăng acid uric, tỷ lệ bệnh gút và mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu và một số yếu tố nguy cơ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nồng độ acid uric máu và một số yếu tố nguy cơ ở nam giới dưới 40 tuổi đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát nồng độ acid uric máu và tỉ lệ bệnh gút ở nam giới dưới 40 tuổi đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa acid uric máu và một số yếu tố nguy cơ.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1086
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0183.pdf
  Restricted Access
1.84 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.