Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1083
Title: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG USCOM TRONG HƯỚNG DẪN BỒI PHỤ THỂ TÍCH TUẦN HOÀN Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP
Authors: NGUYỄN, TÚ ANH
Advisor: PGS.TS. ĐẶNG, QUỐC TUẤN
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy, từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng, có thể tiến triển nhanh chóng đến suy đa cơ quan với nguy cơ tử vong cao. Người ta ước tính khoảng 10-20% bệnh nhân viêm tụy cấp tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong từ 15-40% [1]. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về sinh bệnh học và các biến chứng của viêm tụy cấp, cũng như có nhiều cải thiện trong việc tiếp cận chăm sóc và kỹ thuật can thiệp nhưng điều trị viêm tụy cấp vẫn là một thách thức lớn trên lâm sàng. Đến nay hồi sức dịch vẫn được coi là nên tảng trong điều trị viêm tụy cấp. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng được chấp nhận rộng rãi khuyến cáo hồi sức dịch mạnh mẽ trong điều trị ban đầu viêm tụy cấp [2][3][4]. Tuy nhiên có sự thiếu đồng thuận về các khuyến nghị cụ thể liên quan đến loại dịch, tốc độ tối ưu của việc hồi sức dịch và điểm kết thúc cho thấy hồi sức dịch đầy đủ. Tình trạng thiếu hoặc quá tải thể tích trong lòng mạch đều ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị, bao gồm thở máy kéo dài, tăng tỉ lệ tử vong, suy thận cấp và giảm oxy hóa máu. Mục tiêu của hồi sức dịch là tái tưới máu mô càng sớm càng tốt nhưng không gây phù tổ chức kẽ. Dấu hiệu đáng tin nhất để biết bệnh nhân có cần thêm dịch không là đáp ứng truyền dịch, tức là thể tích nhát bóp cơ tim tăng lên sau truyền dịch. Có rất nhiều chỉ số đã được nghiên cứu áp dụng như các chỉ số chuẩn: áp lực tĩnh mạch trung tâm, biến thiên thể tích nhát bóp,… nhằm đánh giá đáp ứng truyền dịch. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật các phương pháp thăm dò huyết động như PICCO hay catheter Swan-Ganz được xem là tiêu chuẩn vàng thăm dò huyết động. Tuy nhiên các kỹ thuật này là những kỹ thuật xâm lấn, giá thành cao, phức tạp, khó áp dụng rộng rãi [5][6]. USCOM (Ultrasound cardiac output monitoring) là một phương pháp hoàn toàn không xâm lấn dùng để đo cung lượng tim bằng siêu âm với nhiều ưu điểm không có tai biến, giá thành rẻ, dễ thực hiện và thực hiện được nhiều lần. Trên thế giới, USCOM được đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia từ những năm 2005 và đạt được những kết quả tốt. Năm 2014 USCOM được đưa vào sử dụng tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp này đặc biệt là hiệu quả trong hồi sức dịch cho đối tượng bệnh nhân viêm tụy cấp. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu áp dụng USCOM trong hướng dẫn bồi phụ thể tích tuần hoàn ở bệnh nhân viêm tụy cấp”, với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả bù dịch bằng kỹ thuật USCOM ở bệnh nhân viêm tụy cấp. 2. Nhận xét một số khó khăn, thuận lợi khi thực hiện kỹ thuật USCOM ở bệnh nhân viêm tụy cấp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1083
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1162.pdf
  Restricted Access
1.78 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.