Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1080
Title: KHẢO SÁT BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN
Authors: NGUYỄN, ĐĂNG DƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Ngọc Quang
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý rất phổ biến, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Việc kiểm soát tốt huyết áp làm giảm đáng kể biến cố tim mạch. Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra việc giảm mỗi 10 mmHg huyết áp tâm thu (HATT) hoặc mỗi 5 mmHg tâm trương (HATTr) sẽ giúp làm giảm khoảng 20% biến cố tim mạch, trong đó giảm tỉ lệ tử vong 10-15%, giảm tỉ lệ tai biến mạch máu não 35%, giảm biến cố mạch vành 20%, giảm biến chứng suy tim 40% [1], [2]. Tuy nhiên, không chỉ con số giá trị tuyệt đối của HATT và HATr mà biến thiên huyết áp cũng là một yếu tố độc lập tiên lượng biến cố tim mạch [3], [4], [5]. Bệnh lý hẹp động mạch thận là bệnh lý xơ vữa mạch máu khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở những đối tượng nam giới, tuổi cao, hút thuốc lá, bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn [6]. Tỷ lệ bệnh này ước tính khoảng 5% trong dân số, tuy nhiên tỉ lệ này tăng lên vào khoảng 7% ở nhóm đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch [7]. Bệnh hẹp động mạch thận còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp thứ phát, làm tăng tỉ lệ biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong, đặc biệt có nguy cơ tiến triển đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối [8]. Theo các khuyến cáo mới nhất thì điều trị nội khoa vẫn là nền tảng trong điều trị hẹp động mạch thận, can thiệp mạch thận không còn là biện pháp điều trị thường quy ở những bệnh nhân hẹp động mạch thận vì các nghiên cứu phân tích gộp chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến cố tim mạch, việc kiểm soát huyết áp cũng như mức độ tổn thương thận giữa hai nhóm điều trị nội khoa so với điều trị can thiệp mạch thận kết hợp với điều trị nội khoa [9], tuy nhiên các nghiên cứu này lại không chỉ ra sự khác biệt biến thiên huyết áp ở hai nhóm bệnh này. Trong khi đó tỉ lệ tử vong, biến cố tim mạch, tổn thương thận vẫn còn cao ở nhóm bệnh nhân có hẹp động mạch thận. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến cố tim mạch ở bệnh nhân hẹp động mạch thận, một trong số đó có thể là do mức độ biến thiên huyết áp. Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nghiên cứu nào khảo sát về biến thiên huyết áp ở bệnh nhân hẹp động mạch thận. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát biến thiên huyết áp bằng Holter huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân hẹp động mạch thận” với những mục tiêu chính như sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân hẹp động mạch thận. 2. Đánh giá sự biến thiên huyết áp ở bệnh nhân hẹp động mạch thận theo dõi bằng holter huyết áp 24 giờ và một số yếu tố liên quan.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1080
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1159.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.