Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1074
Title: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị lỗ thông mũi-miệng bằng vạt niêm mạc màng xương trên bệnh nhân khe hở môi vòm miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Authors: PHẠM THANH, SƠN
Keywords: Răng hàm mặt;8720501
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Khe hở môi – vòm miệng là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Trên thế giới, tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 1/750 – 1/1000 trẻ mới sinh. 1 Ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 0,1 - 0,2%. 2 Mục tiêu của phẫu thuật vòm miệng là đóng sự liên thông giữa khoang miệng và khoang mũi, và xây dựng vòm miệng mềm chức năng cho phép phát âm tốt. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà bệnh nhân còn lỗ thông mũi-miệng (LTMM) sau phẫu thuật. Trên thế giới tỷ lệ của LTMM dao động từ 4 – 35%3 hoặc thậm chí nhiều hơn. Tại Việt Nam theo nghiên cứu tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội năm 2010, tỷ lệ biến chứng này là 15,2% [4]. Hai triệu chứng chính của lỗ thông mũi miệng là sự trào ngược lên mũi và ảnh hưởng đến phát âm mà chủ yếu là giọng mũi hở. Vị trí và kích thước của lỗ thông mũi miệng rất đa dạng phụ thuộc vào nguyên nhân. Lỗ thông mũi miệng có thể xuất hiện ngay do vết mổ căng khi phẫu thuật đóng khe hở đặc biệt là phẫu thuật cho bệnh nhân người lớn, một số trường hợp do hậu quả của nhiễm trùng sau mổ. Tuy nhiên, với những trường hợp KHVM quá rộng do đó không thể đủ mô sẵn có tại chỗ để có thể phẫu thuật đóng kín thì còn lỗ thông mũi miệng là khó tránh khỏi dù phẫu thuật viên rất dày dạn kinh nghiệm. LTMM có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và loại khe hở, kỹ thuật sửa chữa, thời gian sửa chữa và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. 5,6 Một khi nó xảy ra, LTMM có thể trở nên rắc rối, không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho các bác sĩ phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật là phương pháp phổ biến và hiệu quả để đóng LTMM, nhằm tái tạo hình thái giải phẫu vòm miệng, đóng kín đường thông miệng – mũi, tạo điều kiện cần để điều trị phát âm, ghép xương ổ răng, nắn chỉnh răng và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Với tỷ lệ thành công chung được báo cáo đối với các trường hợp sửa chữa LTMM đạt gần 85% và tỷ lệ tái phát từ 33% đến 37%, đây vẫn là một vấn đề đầy thách thức. 7 Tùy thuộc tình trạng của từng lỗ thông, có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng để đóng như vạt niêm mạc màng xương, phẫu thuật tạo hình lại vòm miệng, sử dụng vạt niêm mạc má, vạt lưỡi, vạt cơ niêm mạc động mạch mặt hoặc chuyển vạt tự do vi phẫu... Với những lỗ thông nhỏ thường ưu tiên sử dụng vạt niêm mạc tại chỗ hoặc mô niêm mạc màng xương để đóng kín LTMM dựa trên nguyên tắc thay thế mô bằng mô giống nó. 8 Tại Việt Nam từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào về việc sửa chữa lỗ thông bằng vạt niêm mạc màng xương, do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị lỗ thông mũi-miệng bằng vạt niêm mạc màng xương trên bệnh nhân khe hở môi vòm miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng lỗ thông mũi-miệng trên bệnh nhân khe hở môi-vòm miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 6/ 2019 đến tháng 9/2020. 2. Đánh giá kết quả điều trị lỗ thông mũi- miệng bằng vạt niêm mạc màng xương ở nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1074
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0108.pdf
  Restricted Access
3.91 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.