Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1072
Title: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ TIÊU CHẢY KÉO DÀI
Authors: NGUYỄN, THỊ YẾN
Advisor: PGS.TS. NGUYỄN, THỊ VIỆT HÀ
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tiêu chảy là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 1,5 triệu trẻ chết vì bệnh này trong một năm trong đó 80% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [1]. Tần suất mắc tiêu chảy trung bình ở trẻ dưới 5 tuổi là 3 - 4 đợt tiêu chảy/năm tại các nước đang phát triển [2]. Khoảng 3 - 20% những đợt tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi trở thành tiêu chảy kéo dài gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, gia tăng chi phí điều trị và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng [1, 2]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới tiêu chảy kéo dài là tình trạng tiêu chảy khởi đầu cấp tính và kéo dài trên 14 ngày. Suy dinh dưỡng và tiêu chảy kéo dài tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ là gánh nặng về kinh tế đối với các quốc gia đang phát triển trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một trong những thành công của việc hạ thấp tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy kéo dài và điều trị hiệu quả tiêu chảy kéo dài là nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành đúng đắn cho các bà mẹ, người chăm nuôi trẻ trong việc chăm sóc trẻ tiêu chảy kéo dài [3, 4]. Y học trên thế giới đã đạt nhiều thành tựu trong kiểm soát tiêu chảy trong thập kỷ qua, tuy nhiên hiệu quả điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em đặc biệt tại các nước đang phát triển còn chưa nhiều. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm cho tiêu chảy kéo dài có xu hướng kéo dài hơn như: kiến thức của cha mẹ và người chăm sóc trẻ còn hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, tình trạng lạm dụng kháng sinh, các thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy, chế độ ăn kiêng không hợp lý. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về điều trị tiêu chảy kéo dài, tuy nhiên chưa có nhiều can thiệp ở phương diện người điều dưỡng về chăm sóc trẻ tiêu chảy đặc biệt là trẻ tiêu chảy kéo dài nhằm cung cấp các thông tin đúng về bệnh tiêu chảy kéo dài để các bà mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng đắn hơn trong việc chăm sóc trẻ, giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ tiêu chảy kéo dài tại nhà [5-7]. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiến thức về bệnh và hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức về bệnh của bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Nhận xét sự thay đổi về kiến thức của bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài sau giáo dục sức khỏe.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1072
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1155.pdf
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.