Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1063
Title: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và thính lực của bệnh nhân thủng màng nhĩ sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa type I
Authors: NGUYỄN THỊ, NHÀI
Advisor: PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa, Hoa
Keywords: Tai Mũi Họng;8720155
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Viêm tai giữa mạn tính là một bệnh lý rất thường gặp, chiếm khoảng 2 – 5% dân số 1 và là nguyên nhân chính liên quan đến thủng nhĩ. Thủng màng nhĩ được định nghĩa là sự mất chất của màng nhĩ tạo nên sự thông thương bất thường giữa tai giữa và ống tai ngoài. Thủng nhĩ được phân biệt với túi co kéo hay teo màng nhĩ do mất chất chỉ ở lớp sợi của màng nhĩ. Bệnh sinh của thủng nhĩ liên quan đến viêm tai mạn chưa rõ ràng. Có nhiều cơ chế được đưa ra như giảm áp hòm nhĩ, teo lớp đệm, viêm, nhiễm khuẩn và sau đặt ống thông khí 2. Thủng nhĩ có thể là di chứng của viêm tai với lỗ thủng màng căng, tại vị trí trung tâm, khô, không sát xương hoặc phối hợp với viêm tai biểu hiện thủng trước trên, hình quả đậu hoặc thủng gần toàn bộ 3. Sự tồn tại của lỗ thủng màng nhĩ làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, thứ nhất đó là những đợt bội nhiễm gây chảy tai, đặc biệt khi bơi lội, và thứ hai là gây điếc dẫn truyền do tổn thương hệ thống màng nhĩ xương con. Chỉnh hình tai giữa type I là một trong những thì cơ bản được tiến hành để điều trị VTG mạn. Mục đích của phẫu thuật này nhằm tái tạo lại màng nhĩ rung động có đặc tính sinh lý gần như màng nhĩ bình thường, tức là tạo ra một cái màng chắc chắn, có tính đàn hồi, có hình thể và định khu của màng nhĩ bình thường. Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa được tiến hành khởi đầu từ những năm 1600. Cùng với thời gian và sự tiến bộ về trang thiết bị, các chất liệu mảnh vá, kỹ thuật mổ đã dần được hoàn thiện nhưng tỷ lệ thành công chỉ đạt 75 – 98% trong các trường hợp 4,5. Để đạt được kết quả bền vững và lâu dài, ngày nay đã có nhiều nghiên cứu để tìm các yếu tố nguy cơ liên quan đến thất bại của vá nhĩ như chất liệu mảnh ghép, kỹ thuật mổ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng như những yếu tố liên quan đến người bệnh: tuổi, tình trạng rối loạn chức năng vòi, xơ nhĩ, tình trạng viêm của tai giữa, tình trạng tai đối bên, loại lỗ thủng, kích thước lỗ thủng, khói thuốc lá... 6. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ thủng nhĩ trở lại sau phẫu thuật cần được tiếp tục nghiên cứu. Tại Việt Nam, những năm gần đây, đã có nhiều báo cáo chủ yếu liên quan đến hoàn thiện kỹ thuật mổ như kỹ thuật Sandwich, ổ khuyết... nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật chỉnh hình tai giữa cũng như diễn biến lâm sàng và kết quả điều trị của các bệnh nhân viêm tai giữa mạn có thủng nhĩ tái phát sau phẫu thuật . Nhằm tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật chỉnh hình tai giữa, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và thính lực của bệnh nhân thủng màng nhĩ sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa type I”. Với mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng, nội soi và thính lực của bệnh nhân thủng màng nhĩ sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa type I.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1063
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0102.pdf
  Restricted Access
2.05 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.