Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1062
Title: TỐC ĐỘ DÒNG CHẢY TRUNG BÌNH TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER XUYÊN SỌ CỦA CÁC ĐỘNG MẠCH NÃO Ở NGƯỜI KHỎE MẠNH TỪ 20 – 50 TUỔI
Authors: NGUYỄN, MINH PHƯƠNG
Advisor: TS. Lương, Linh Ly
PGS.TS. Nguyễn, Thị Bình
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2015, bệnh lý mạch máu não ngày càng gia tăng về số lượng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hơn. Thống kê tại Việt Nam, đột quỵ não là nguyên nhân chính gây tử vong chiếm 21,7 % với tỷ lệ tử vong hàng năm là 150.000 người [1]. Các phương pháp thăm dò động mạch não ngày càng phát triển giúp chẩn đoán sớm, theo dõi, điều trị các bệnh lý như đột quỵ, dị dạng mạch, co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện…. Chụp cắt lớp vi tính (CTA), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA), chụp mạch mã hóa xóa nền (DSA), chụp động mạch não giúp đánh giá về hình thái của não và các mạch máu trong não như đánh giá tốc độ tuần hoàn não, phản ứng vận mạch, sự tự điều hòa lưu lượng máu não. Các phương pháp giúp đánh giá khách quan, tin cậy, nhưng chi phí cao và khó thực hiện nhiều lần, với DSA cho biết chính xác hình thái học mạch máu não nhưng là phương pháp xâm lấn, gây chảy máu. Siêu âm Doppler xuyên sọ (Transcranial doppler ultrasound - TCD) là kĩ thuật ứng dụng hiệu ứng Doppler để thăm dò hoạt động động mạch não nội sọ[2-3]. TCD sử dụng sóng siêu âm đo tốc độ dòng chảy trung bình (Mean Flow Velocity - MFV) giúp đánh giá tình trạng mạch máu nội sọ như: tình trạng hẹp động mạch, mức độ co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện. TCD lần đầu tiên được ứng dụng lâm sàng vào năm 1982. Trong nhiều thập kỉ, TCD là kĩ thuật an toàn, không đau, không xâm lấn và ít tốn kém hơn [4]. Nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của TCD trong chuẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh: chẩn đoán trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm [5], hẹp động mạch não, thông động tĩnh mạch [6], co thắt mạch sau xuất huyết dưới nhện, tăng áp lực nội sọ (ICP) [7], thiếu máu cục bộ [8], phát hiện shunt tim phổi từ phải sang trái, chẩn đoán chết não, phát hiện huyết khối trong quá trình phẫu thuật. TCD đang ngày càng được sử dụng nhiều tại các phòng khám thần kinh, đơn vị cấp cứu, trung tâm đột quỵ và được coi như ống nghe để thăm dò các động mạch nội sọ [9–12]. TCD đánh giá chỉ số mạch (pulsatility index) giúp đánh giá gián tiếp tình trạng tưới máu não, áp lực nội sọ và sự thay đổi của PI liên quan đến sự thay đổi của áp lực nội sọ [13]. Nghiên cứu kết chỉ số mạch PI được áp dụng cho bệnh nhân có tăng ICP và giá trị của nó có thể áp dụng trên lâm sàng [14]. Các tác giả đã khuyến cáo dùng chỉ số mạch để đánh giá tình trạng tưới máu não, áp lực nội sọ. Trên thế giới có nghiên cứu về tốc độ dòng chảy trung bình của động mạch não [10], [15-18] chủ yếu trên người châu Âu, số lượng đối tượng nghiên cứu còn ít. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu về tốc độ dòng chảy trung bình và chỉ số mạch trên người khỏe mạnh vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tốc độ dòng chảy trung bình trên siêu âm Doppler xuyên sọ của các động mạch não ở người khỏe mạnh từ 20 – 50 tuổi” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tốc độ dòng chảy trung bình và chỉ số mạch của các động mạch não ở người khỏe mạnh từ 20 – 50 tuổi. 2. Xác định mối tương quan giữa tốc độ dòng chảy với một số yếu tố liên quan.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1062
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1150.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.