Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1060
Title: Khảo sát tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút ở bệnh nhân nữ có hội chứng chuyển hóa tại bệnh viện E
Authors: NGUYỄN THỊ, TƯƠI
Advisor: PGS.TS. ĐẶNG HỒNG, HOA
Keywords: Nội khoa;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Hiện nay, tăng acid uric máu và bệnh gút đang trở thành một hiện tượng ngày càng phổ biến. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh gút, tỷ lệ người có tăng acid uric máu khoảng từ 68,9% đến 81,7%1-2. Trong cộng đồng, tỷ lệ người có tăng acid uric máu cũng chiếm khoảng từ 2,6% đến 47,2% trong các quần thể dân chúng khác nhau3. Tình trạng tăng acid uric máu kéo dài làm tăng sự lắng đọng acid uric tại các tổ chức trong cơ thể gây tăng nguy cơ mắc bệnh gút, gây sỏi thận và phát triển hạt tophy dưới da3. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ độc lập gây nên nhiều bệnh lý khác. Các nghiên cứu dịch tễ trước đây đã chứng minh sự tăng acid uric máu gắn liền với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch và bệnh thận mạn tính. Năm 1999, Johnson R. J. và cộng sự đã chỉ ra có sự liên quan hai chiều giữa việc mắc bệnh tăng huyết áp và tình trạng tăng acid uric máu khi nghiên cứu trên 596 người Mỹ 4. Năm 2000, trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học JAMA, Fang J. và cộng sự đã đưa ra kết luận: tình trạng tăng acid uric máu làm tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch6. Sau đó 8 năm, năm 2008, Feig D. I. đã đưa ra kết luận tăng acid uric làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong kết quả nghiên cứu của mình7. Năm 2010, Alan F. W. và cộng sự đã đưa ra nghi vấn về mối liên quan giữa tình trạng tăng acid uric máu và các bệnh lý về thận8. Năm 2011, Iwao O. đã đưa ra kết luận tăng acid uric là yếu tố nguy cơ gây bệnh suy thận mạn và một số bệnh lý về sỏi thận9. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra răng tăng acid uric máu còn là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý động mạch ngoại vi, đái tháo đường type 2 và một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa khác. Năm 2008, Nieto F. J. và cộng sự đã chứng minh nồng độ acid uric máu cao liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh động mạch ngoại vi 10. Năm 2007, Choi H. K. và cộng sự đã kết luận có sự tăng tỷ lệ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân gút 13. Sau đó 2 năm (2009), Oda E. và cộng sự đã chứng minh có mối tương quan đồng biến giữa tăng acid uric máu và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) trên cộng đồng người Nhật 14. Năm 2010, Fraile J. và cộng sự đã đưa ra kết luận tăng acid uric máu là một trong những nguyên nhân gây nên các rối loạn chuyển hóa ở người trưởng thành15. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh gút trên các quần thể khác nhau trong thời gian gần đây. Sớm nhất (2002), Nguyễn Vĩnh Ngọc và Nguyễn Thị Ngọc Lan nghiên cứu trên bệnh nhân gút tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra tăng acid uric máu ở nhóm đối tượng này là có ý nghĩa thống kê16. Năm 2014, Đinh Thị Thu Hương đã kết luận tỷ lệ tăng acid uric máu đạt tới 22% trên quần thể bệnh nhân đái tháo đường type 2 có HCCH điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương 17. Cùng năm đó, Phạm Thị Dung đã cho thấy tình trạng tăng acid uric máu đạt 9,2% trong cộng đồng người 30 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Bình18 . Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa thực hiện trên đối tượng nữ giới còn rất ít, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút ở bệnh nhân nữ có hội chứng chuyển hóa tại bệnh viện E” với hai mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút ở phụ nữ có hội chứng chuyển hóa tại bệnh viện E 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút ở nhóm đối tượng nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1060
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0101.pdf
  Restricted Access
1.66 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.