Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1059
Title: THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HÀ NỘI NĂM 2019
Authors: PHAN, CẨM PHƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Nguyễn, Thị Thúy Hạnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Sức khỏe tâm thần (SKTT) là một bộ phận không thể tách rời theo định nghĩa về sức khỏe [1]. Theo báo cáo của Hannah R và Max R, ước tính trong năm 2017 có 792 triệu người sống chung với rối loạn tâm thần (RLTT). Con số này nhiều hơn 1/10 người trên toàn thế giới (10,7%) [2]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 đã chỉ ra rối loạn tâm thần, thần kinh và rối loạn nghiện chất đứng thứ chín trong hai mươi nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật trên toàn thế giới, nhiều hơn 1/3 tổng số khuyết tật và chiếm 10% tổng gánh nặng bệnh tật. Một phân tích của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2011 ước tính rằng tác động tích lũy toàn cầu của RLTT về sản lượng kinh tế bị mất sẽ lên tới 16 nghìn tỷ đô la Mỹ trong 20 năm tới. Những ước tính này cho thấy RLTT là mối quan tâm lớn không chỉ vì sức khỏe cộng đồng mà còn vì sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội [1]. Hiện nay, RLTT ở sinh viên đang là mối lo ngại lớn vì tỷ lệ cao và hậu quả nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát của WHO tại 19 trường cao đẳng, đại học thuộc 8 quốc gia vào năm 2017 cho thấy có hơn 30% sinh viên mắc ít nhất một RLTT suốt đời hoặc trong 12 tháng theo DSM-IV [3]. RLTT ở sinh viên có liên quan đến thành tích học tập kém, chuẩn bị nghề nghiệp và hiệu suất công việc thấp hơn trong tương lai [4]. Nghiêm trọng hơn, sinh viên có thể xuất hiện ý tưởng tự tử hay hành động tự tử [5], [6]. Mặc dù xảy ra ở tất cả độ tuổi nhưng tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với nhóm tuổi từ 15 đến 29 trên thế giới theo báo cáo của WHO năm 2016 [7]. Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về SKTT của sinh viên cho thấy các RLTT thường gặp là stress, lo âu, trầm cảm. Ngoài ra một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm cũng được đề cập đến như: giới tính, tuổi, tình trạng tài chính, yếu tố học tập, mối quan hệ gia đình... [8], [9], [10], [11]. Một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên sinh viên bốn trường đại học ở Malaysia năm 2013 cho thấy tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm lầm lượt là 23,7%, 63%, 37,2% và yếu tố độ tuổi, khu vực sinh sống, kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến tình trạng này [8]. Nghiên cứu của Beiter và cộng sự năm 2015 trên sinh viên đại học công lập Franciscan – Mỹ đã chỉ ra tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 38%, 40%, 33%; trong đó phần lớn là mức độ nhẹ và vừa. Kết quả cũng cho thấy ba mối quan tâm hàng đầu là kết quả học tập, áp lực để thành công và kế hoạch sau khi tốt nghiệp [9]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu tổng hợp về stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan của sinh viên, nhưng phần lớn các nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là sinh viên y dược [12], [13], [14], [15]. Các nghiên cứu trên sinh viên thuộc khối ngành ngoại ngữ còn rất hạn chế. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 2019” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1059
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1148.pdf
  Restricted Access
2.56 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.