Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1057
Title: KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PESA- ICSI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG
Authors: PHẠM, VĂN PHAN
Advisor: PGS.TS. Hồ, Sỹ Hùng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Kể từ khi em bé thụ tinh trong ống nghiệm ra đời Loui Brown năm 1978 bằng noãn và tinh trùng tự nhiên đã mang lại niềm vui cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, điều này cho thấy IVF (In Vitro Fertilization) có hiệu quả trong điều trị các trường hợp vô sinh do người vợ, đặc biệt là nguyên nhân từ vòi tử cung1. Vài năm sau đó, IVF cũng được áp dụng thành công cho các cặp vợ chồng vô sinh chưa rõ nguyên nhân, vô sinh nam và lạc nội mạc tử cung2. Tuy nhiên, với những trường hợp vô sinh nam do tinh trùng ít, yếu hoặc không có tinh trùng trong tinh dịch thì hiệu quả của IVF vẫn còn thấp do tỉ lệ thụ tinh thấp dẫn đến số lượng phôi tốt ít. Vào cuối thập niên 80, một số phương pháp hỗ trợ thụ tinh đã được phát triển và áp dụng cho các cặp vợ chồng không thực hiện được IVF. Kỹ thuật đầu tiên là tạo lỗ thủng trên màng trong suốt – PZD (Partial Zona Dissection) cho phép tinh trùng tiếp xúc trực tiếp đến màng bào tương noãn3, tiếp đến là kỹ thuật tiêm tinh trùng vào khoang noãn – SUZI (Sub Zonal Insemination)4. Nhìn chung với kỹ thuật PZD và SUZI thì tỉ lệ noãn được thụ tinh vẫn còn thấp, chỉ có một hoặc 2 phôi được chuyển cho bệnh nhân do đó tỉ lệ thai thấp và số em bé ra đời ít nên khó có thể xem PZD và SUZI là phương pháp điều trị thông thường. Năm 1992, Palermo đã báo cáo trường hợp thai đầu tiên sau kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn- ICSI (Intra Cytoplasmic Sperm Injection)5. Trong ICSI, một tinh trùng sẽ được tiêm vào bên trong bào tương noãn sau khi đi xuyên màng trong suốt. ICSI giúp đạt được tỉ lệ thụ tinh cao cũng như tỉ lệ thai cao hơn mà không cần quan tâm đến các các yếu tố mật độ, di động của tinh trùng. ICSI giúp cho các bệnh nhân bất thường tinh trùng nặng, dị dạng, không có tinh trùng, hay tinh trùng từ phẫu thuật, có thể được làm bố. Do đó, nó trở thành một cuộc cách mạng mới trong công cuộc điều trị vô sinh nam. Từ kỹ thuật này, những kỹ thuật hỗ trợ (MESA, PESA, TESE, TEFNA) được phát triển đem lại hi vọng cho cho các cặp vợ chồng vô sinh do không có tinh trùng. Nếu những năm trước kia, các trường vô sinh không có tinh trùng thường điều trị bằng cách xin tinh trùng hiến bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì nay có thể sử dụng tinh trùng chồng từ các biện pháp phẫu thuật mào tinh hoặc tinh hoàn, thực hiện kĩ thuật ICSI để tiến hành thụ tinh, đem lại cơ hội làm cha cho nhiều bệnh nhân. Tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng đã thực hiện kỹ thuật PESA - ICSI từ năm 2008 cho đến nay cũng đã mang lại được nhiều niềm vui cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên với những giá trị thực tiễn từ thành công của kỹ thuật này chưa được đánh giá tìm hiểu tại Hải Phòng do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp PESA- ICSI tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng ” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả phương pháp PESA - ICSI tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng từ năm 2015- 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả PESA - ICSI
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1057
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1146.pdf
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.