Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1055
Title: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN DINH DƯỠNG NĂM 2018
Authors: TRẦN, THỊ DUYÊN
Advisor: TS. BS. Phan, Bích Nga
PGS.TS. Nguyễn, Quang Dũng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trẻ em là tương lai của mỗi nước, là hạnh phúc của nhân loại. Chăm lo đến sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em là chăm lo đến tương lai của dân tộc. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các nước đang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên nhân do SDD. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và hệ miễn dịch của trẻ. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc SDD làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc bệnh, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và cản trở sự phục hồi. Bên cạnh đó, SDD còn gây bất lợi cho sự tăng trưởng về thể chất và tâm thần của trẻ [1], [2]. SDD cũng là một nguyên nhân chính cho gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Trong đó, 1/3 số trẻ tử vong trên toàn thế giới là do dinh dưỡng kém [1]. Đặc biệt, ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi đang trong giai đoạn quan trọng về phát triển cơ thể và trí tuệ, nếu bị SDD nặng sẽ để lại những hậu quả không nhỏ đến sự phát triển của trẻ về lâu dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm SDD liên quan đến khoản 40% trong số 11 triệu ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển [3]. Ở Việt Nam, năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân 17,5%, thấp còi 29,3% [4]. Nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của tình hình kinh tế-xã hội và sự triển khai có hiệu quả của chương trình Phòng chống Suy dinh dưỡng Trẻ em (PEM) với sự tham gia của nhiều ban ngành, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm một cách đáng kể, tỷ lệ SDD nhẹ cân xuống còn 14,5%, thấp còi 24,9% vào năm 2014 [5]. Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế năm 2015 cũng cho thấy, ở Việt Nam cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ sẽ có một trẻ bị SDD thấp còi [5]. Chính vì vậy, trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu giảm tỷ lệ SDD trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng: SDD thấp còi dưới 20%, SDD nhẹ cân dưới 10% [6]. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là do chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Và một trong những yếu tố liên quan SDD là yếu tố thực hành kém trong nuôi con bằng sữa mẹ [7]. Viện Dinh Dưỡng-với đặc thù là 1 viện lớn, các trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao, được nhiều bà mẹ tin tưởng đưa con đến khám và điều trị. Để tìm hiểu vấn đề này và để cung cấp một kết quả đáng tin cậy, là cơ sở khoa học giúp cho việc can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Viện Dinh Dưỡng năm 2018 ” với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh Dưỡng năm 2018. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh Dưỡng năm 2018
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1055
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1145.pdf
  Restricted Access
1.4 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.