Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1053
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. Nguyễn, Thu Hương-
dc.contributor.authorNGUYỄN, THỊ HUYỀN-
dc.date.accessioned2021-10-29T03:26:45Z-
dc.date.available2021-10-29T03:26:45Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1053-
dc.description.abstractBệnh lý tuyến vú là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Các tổn thương ở vú gồm các tổn thương lành tính và ác tính. 1GLOBOCAN năm 2018 trên thế giới có trên 2 triệu ca ung thư vú (UTV) mới mắc (chiếm khoảng 25% các trường hợp mới mắc bệnh ung thư ở nữ giới) và có 626,700 ca tử vong. 2Ở Việt Nam, theo số liệu của Chương trình mục tiêu phòng chống ung thư năm 2010 UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 29,9/100.000 dân, trong đó tỷ lệ mắc UTV tại TP Hồ Chí Minh là 21/100.000 còn ở Hà Nội là 39,4/100.000 dân, đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ và tăng gần gấp đôi so với năm 2000 với số ca mới mắc là 12,533, trong có 5339 ca tử vong. Trong khi đó, người Châu Á có mật độ tuyến vú đặc hơn nhất là ở người trẻ làm hạn chế khả năng chẩn đoán sớm của X quang vú. Do đó để chẩn đoán sớm và chính xác UTV ở Việt Nam đặc biệt là ở người trẻ thì vai trò của siêu âm (SA) vú là rất quan trọng. 3Siêu âm B-mode là PP có giá trị cao để chẩn đoán UTV, an toàn, tính lặp lại cao, đã được áp dụng rộng rãi và được hội Chẩn đoán hình ảnh Mỹ (American College of Radiology - ACR) đưa vào trong “Hệ thống dữ liệu và báo cáo kết quả chẩn đoán hình ảnh tuyến vú” (breast imaging report and data system - BI-RADS). Trong phân loại BI-RADS các tổn thương BI-RADS 2,3 là các tổn thương lành tính, các tổn thương BI-RADS 4,5 lại là các tổn thương ác tính. BI-RADS 3 có ≤ 2% nguy cơ ác tính được khuyến cáo kiểm tra lại sau 6 tháng, BI-RADS 4a có nguy cơ ác tính 3-10% được khuyến cáo làm sinh thiết kim nhỏ hay chọc hút tế bào.Tuy nhiên tổn thương BI-RADS 3 và 4a đôi khi rất khó phân biệt trên SA B-mode nhất là với các tổn thương nhỏ dẫn đến những can thiệp quá mức hoặc bỏ sót tổn thương. Do đó đòi hỏi các phương pháp (PP) khác để nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán UTV. 4Siêu âm đàn hồi mô (ultrasound elastography – USE) được giới thiệu (Ophir và cộng sự) năm 2003 là PP giúp phân định được các tổn thương này, với lý thuyết khoa học là tổn thương càng ác tính thì càng cứng. 5Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: USE khi kết hợp với các phương tiện chẩn đoán khác (SA B-mode, XQ vú) làm tăng hoặc giảm một bậc BI-RADS tùy thuộc vào điểm đàn hồi của tổn thương với độ nhạy (sensitivity – Se) và độ đặc hiệu (specificity – Sp) cao, do đó làm hạn chế những thủ thuật không cần thiết, tránh bỏ sót tổn thương. USE có hai PP chính là nén (Strain elastography – SE) và sóng biến dạng (Shear wave elastography). 6Siêu âm nén là PP xuất hiện đầu tiên, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, nhưng lại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm, tạo nhiều ảnh giả và chỉ cung cấp các thông tin định tính, bán định lượng. Siêu âm sóng biến dạng là PP cung cấp thông tin định lượng nên ít phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm hơn, kỹ thuật đơn giản hơn nhưng lại đòi hỏi thiết bị phức tạp và đắt tiền hơn. 5Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giá trị của USE như: kích thước, vị trí khối u, kinh nghiệm người làm…. . Gần đây, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về giá trị của USE đối với các khối u vú có kích thước khác nhau. 7Các nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng kích thước khối ảnh hưởng đến độ cứng của khối do các khối nhỏ thường đồng nhất nên độ cứng cũng đồng nhất, trong khi đó các khối lớn có thể có vôi hóa, xơ hóa hoặc hoại tử nên độ cứng không đồng nhất dẫn đến kết quả âm tính giả. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu là không nhất quán: 8Liu và cộng sự (2014) đã báo cáo rằng USE cung cấp nhiều thông tin hơn cho các tổn thương nhỏ ở vú tốt nhất với khối có kích thước 1-2 cm, 9theo Kristinavà cộng sự (2016) độ nhạy và độ đặc hiệu của USE cao nhất với các khối có kích thước 2-3cm. Do đó cần có thêm các nghiên cứu khác để đánh giá ảnh hưởng của kích thước khối đến phiên phải kết quả của USE để nâng cao giá trị của PP này. 10, 11Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về USE, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của kích thước khối đến giá trị của USE.Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của kích thước khối trong chẩn đoán ung thư vú trên siêu âm đàn hồi mô” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá giá trị chẩn đoán ung thư vú của siêu âm đàn hồi nén và sóng biến dạng. 2. Đánh giá sự ảnh hưởng của kích thước khối đến giá trị chẩn đoán của siêu âm đàn hồi nén và sóng biến dạng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC KHỐI TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÚ TRÊN SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1144.pdf
  Restricted Access
1.96 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.