Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1052
Title: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NHIỄM NẤM CANDIDA XÂM LẤN VÀ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM THUỐC KHÁNG NẤM TRONG HỒI SỨC NGOẠI KHOA
Authors: NGUYỄN, THỊ DUNG
Advisor: PGS.TS. Trịnh, Văn Đồng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm nấm xâm lấn là bệnh nhiễm trùng cơ hội trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV, bệnh nhân ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch), bệnh nhân điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa xâm lấn, hóa chất hay ghép tạng…, có thể gây hậu quả toàn thân hoặc một phần cơ thể, tác động đáng kể đến tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện và chi phí chăm sóc sức khỏe. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nhiễm nấm xâm lấn đang có xu hướng gia tăng trong vòng 20 năm gần đây do sự gia tăng các nguy cơ nhiễm nấm và khi bị nhiễm nấm có đề kháng với các kháng nấm thông thường. Nhiễm nấm xâm lấn có thể gặp ở rất nhiều cơ quan khác nhau như máu, phổi, ổ bụng, thần kinh,…1, 2 Candida chiếm 70-90% trong số các căn nguyên gây nhiễm trùng do nấm. Tùy theo từng nghiên cứu, Candida đứng vị trí từ 3-10 trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng máu. Khoảng 30% đến 40% các đợt rò tiêu hóa tái phát hoặc viêm tụy cấp hoại tử có biến chứng nhiễm candida ổ bụng. Tuy nhiên, chẩn đoán nhiễm Candida xấm lấn vẫn còn là một thách thức với các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, không đặc hiệu đòi hỏi phải dựa vào việc đánh giá các yếu tố nguy cơ, các kỹ thuật xét nghiệm vi nấm đặc hiệu, giải phẫu bệnh,…dẫn đến chẩn đoán muộn, điều trị muộn và tăng tỷ lệ tử vong3. Nhiễm Candida xâm lấn dần trở thành mối nguy hại đến tính mạng bệnh nhân nằm trong các Khoa hồi sức tích cực với tỷ lệ tử vong lên đến 47%4,5. Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngoại khoa, hồi sức sau mổ thường gặp những bệnh nhân chấn thương nặng, sốc nhiễm trùng, thở máy kéo dài,…cùng với sự ra đời và áp dụng ngày càng nhiều của những kĩ thuật xâm lấn trong chẩn đoán và điều trị đều là các yếu tố nguy cơ của nhiễm nấm Candida xâm lấn mà dữ liệu dịch tễ học trong những thập kỉ qua đã cho thấy6. Vì vậy, sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ, xu hướng dịch tễ của các chủng Candida gây bệnh và mức độ nhạy cảm các thuốc kháng nấm của tác nhân căn nguyên tại các đơn vị chăm sóc tích cực là vô cùng quan trọng, cùng với đặc điểm lâm sàng của từng bệnh nhân để định hướng và đưa ra điều trị kinh nghiệm cũng như điều trị định hướng phù hợp trong khi chờ đợi kết quả vi sinh để khẳng định. Mặc dù Candida albicans vẫn là nguyên nhân chính của nhiễm Candida xâm lấn, nhưng sự thay đổi đối với các chủng không phải albicans ở một số bệnh nhân và nhóm tuổi đã được quan sát trong hai thập kỷ qua7. Tại Việt Nam, nghiên cứu về nhiễm Candida xâm lấn mới chỉ dừng lại trên một số đối tượng đặc biệt như bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân bỏng,… và một số báo cáo về các ca lâm sàng nhiễm nấm hiếm gặp, thông tin trên bệnh nhân hồi sức ngoại khoa vẫn còn khan hiếm. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tình trạng nhiễm nấm Candida xâm lấn và mức độ nhạy cảm của thuốc kháng nấm trong hồi sức ngoại khoa” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá tình trạng nhiễm nấm Candida xâm lấn và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ cấy nấm dương tính trong hồi sức ngoại khoa. 2. Đánh giá tính nhạy cảm invitro của các chủng nấm phân lập được với một số thuốc kháng nấm hiện nay.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1052
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1143.pdf
  Restricted Access
1.85 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.