Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1048
Title: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HEN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGHIÊM THỊ MAI, SANG
Advisor: Nguyễn Thị Diệu, Thúy
Keywords: Nhi - Hô hấp
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có xu hướng ngày một gia tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở trẻ em1, là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong những năm gần đây tỷ lệ người mắc hen tăng rất nhanh. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm tỷ lệ 6-8% ở người lớn và 10-12% trẻ lứa tuổi học đường.3,4-5Ước tính vào năm 2025 sẽ có khoảng 400 triệu người mắc hen trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Năng An tỷ lệ mắc hen là 5-10%, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là 11% tương đương 4 triệu người. Số người tử vong hàng năm vì hen khoảng 3000 người. Những thiệt hại do hen gây ra không chỉ là các chi phí trực tiếp do điều trị, mà còn làm giảm khả năng lao động, gia tăng các trường hợp nghỉ học, gây khó khăn cho người bệnh ngay cả trong những hoạt động thể lực bình thường nhất.5,6 “Bệnh hen không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát”, đây là thông điệp trong chẩn đoán và điều trị hen của Tổ chức Toàn cầu phòng chống hen (GINA). Từ năm 1992, chiến lược toàn cầu về phòng chống hen đã được hình thành, bổ sung và cập nhật hàng năm. Tháng 1 năm 2004, Uỷ ban điều hành GINA đã nhấn mạnh đến quản lý hen dựa trên mức độ kiểm soát hơn là mức độ nặng của hen ở từng bệnh nhân. Sự chuyển đổi quan điểm này phản ánh các tiến bộ đạt được trong điều trị hen theo phương thức hiện đại, điều trị đi đôi với quản lý, hạn chế các đợt bùng phát, giảm thiểu các biến chứng và tai biến của bệnh. Vai trò của nhân viên y tế là xác định mức kiểm soát hen và điều trị hen hiện tại ở từng bệnh nhân, sau đó điều chỉnh phương thức dự phòng để đạt được và duy trì kiểm soát hen. Vì vậy, việc phát hiện sớm, kiểm soát và điều trị dự phòng hen là hết sức cần thiết. Hen là bệnh mạn tính với những đợt bùng phát xen kẽ thời kỳ ổn định. Các yếu tố khởi phát cơn hen cấp rất đa dạng. Các yếu tố này được phân loại thành hai nhóm: nhóm các yếu tố chủ thể và nhóm các yếu tố môi trường. Kiểm soát hoặc hạn chế các yếu tố này là nguyên lý cơ bản giúp quản lý bệnh hen nhằm hạn chế các cơn hen cấp, làm giảm nguy cơ có thể làm bệnh nặng thêm hoặc tử vong. Mặc dù chương trình phòng chống hen toàn cầu (GINA) cập nhật liên tục về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng hen, nhưng tỷ lệ hen được kiểm soát vẫn chưa cao, dao động từ 5-40% tùy theo từng nghiên cứu.3,9-10 Hen phế quản ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi còn nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Thực trạng kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi là một thách thức không chỉ ở Việt nam mà cả trên thế giới. Các công trình nghiên cứu đánh giá về tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em nhỏ còn chưa nhiều. Nhằm hiểu biết sâu thêm về tình trạng kiểm soát hen ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Nhi Trung Ương” với mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám và tư vấn hen Bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen ở trẻ dưới 5 tuổi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1048
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20CKII0179.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.