Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1047
Title: THỰC TRẠNG PHÂN BIỆT TUỔI GIÀ CỦA BÁC SĨ TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGUYỄN, THỊ PHÓNG
Advisor: PGS. TS. Hồ, Thị Kim Thanh
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ageism hay kỳ thị, phân biệt đối xử dựa vào tuổi, khái niệm lần đầu tiên được đưa ra bởi Robert Butler năm 1969 [1], hiện là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới. Trong một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với hơn 83000 người ở 57 quốc gia, có tới 60% trả lời rằng người cao tuổi không được tôn trọng [2]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lý do phổ biến nhất cho sự phân biệt đối xử ở người cao tuổi là tuổi tác (23-28%) [3] [4]. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử dựa vào tuổi được định nghĩa là định kiến tích cực hoặc tiêu cực, thành kiến và/hoặc phân biệt đối xử (hoặc lợi dụng) dựa trên số năm tuổi hoặc dựa trên nhận thức như là “già”, “quá già”, “trẻ” hoặc “quá trẻ”. Phân biệt tuổi tác có thể là từ chính đối tượng hay từ những người khác, tiềm ẩn hay rõ ràng và có thể ở các mức độ vi mô, trung mô hay vĩ mô [5]. Khác với phân biệt giới hay chủng tộc khi mà nạn nhân chỉ chiếm một nhóm nhỏ trong dân số, thì bất kì ai cũng có thể là đối tượng của sự kỳ thị, phân biệt đối xử dựa vào tuổi nếu họ sống đủ lâu. Vauclair và cộng sự phân tích dữ liệu từ 28 quốc gia châu Âu tìm thấy rằng sự kỳ thị, phân biệt đối xử dựa vào tuổi có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tự đánh giá của người cao tuổi [6].Theo Roger, những người cao tuổi bị phân biệt đối xử có nhiều khả năng xuất hiện các khiếm khuyết mới hoặc nặng hơn tình trạng đã có trong vòng 4 năm so với những người không bị phân biệt đối xử [3]. Không những thế, việc lờ đi sự năng động sáng tạo của hàng triệu người cao tuổi phải nghỉ hưu vì tuổi của họ cũng như việc lờ đi sự thông thái, hỗ trợ xã hội và nguồn văn hóa sẵn có ở hàng triệu người cao tuổi không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn thiệt hại về mặt văn hóa- xã hội [7]. Kỳ thị, phân biệt đối xử dựa vào tuổi là vi phạm những nguyên tắc đạo đức và dân chủ. Mặc dù phân biệt tuổi tác xảy ra phổ biến trên toàn xã hội, mọi người ít nhận ra điều đó và coi nó ít nghiêm trọng hơn phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc khuyết tật [4]. Nước ta nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Số lượng người cao tuổi tăng cả về tuyệt đối cũng như tương đối. Năm 1979, nước ta có 3,71 triệu người từ 60 tuổi trở lên, tăng lên hơn gấp đôi là 8,05 triệu năm 2007 và dự kiến năm 2020 sẽ trên 11 triệu người. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm 2007, dự kiến là 11,24% vào năm 2020 [8]. Bác sĩ tuyến cơ sở là những người tiếp xúc đầu tiên, liên tục với người cao tuổi ở địa phương mình. Thái độ, quan điểm của họ với người già sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng phân biệt tuổi già của các bác sĩ tuyến y tế cơ sở tại một số địa phương năm 2018 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến phân biệt tuổi già từ phía bác sĩ tuyến y tế cơ sở.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1047
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1140.pdf
  Restricted Access
1.9 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.