Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1042
Title: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SURFACTANT ÍT XÂM LẤN (LISA) TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP Ở TRẺ ĐẺ NON
Authors: NGUYỄN, THỊ MAI HƯƠNG
Advisor: TS. Nguyễn, Thị Quỳnh Nga
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hội chứng suy hô hấp (SHH) hay còn gọi là bệnh màng trong là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở trẻ đẻ non. Trẻ đẻ non có tuổi thai càng nhỏ, tỉ lệ bị hội chứng SHH càng cao: 15 – 30% ở trẻ sinh từ 32 - 36 tuần, 60 - 80% ở trẻ sinh non 26 - 28 tuần [1],[2]. Nguyên nhân của hội chứng SHH ở trẻ đẻ non là tình trạng thiếu hụt surfactant do phổi chưa trưởng thành. Liệu pháp surfactant thay thế bắt đầu được đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1990 [3], trở thành phương pháp điều trị phổ biến trên toàn thế giới từ đầu thập niên 2000 [4], ngày nay nó được coi là phương pháp điều trị chuẩn mực trong điều trị hội chứng SHH ở trẻ đẻ non. Liệu pháp Surfactant thay thế làm giảm tỉ lệ chết và giảm tỉ lệ tràn khí màng phổi ở trẻ đẻ non có hội chứng SHH [5]. Điều trị hội chứng SHH ở trẻ đẻ non theo phương pháp truyền thống hay phương pháp INSURE (Intubate – Surfactant – Extubate to CPAP) đều cần hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản và bơm surfactant qua nội khí quản (NKQ). Tuy nhiên, việc đặt NKQ và thở máy có thể gây ra chấn thương thể tích, chấn thương áp lực, đồng thời nó có thể kích hoạt một loạt quá trình viêm làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ gây bệnh phổi mạn tính [6], [7]. Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới có xu hướng phát triển các phương pháp chỉ định surfactant mà không phải đặt NKQ (khí dung surfactant, bơm surfactant qua mặt nạ thanh quản, bơm surfactant qua catheter) tuy nhiên chỉ có các nghiên cứu về phương pháp bơm surfactant qua catheter nhỏ (LISA - Less Invasive Surfactant Administration) cho thấy có hiệu quả rõ ràng. Các nghiên cứu về bơm surfactant qua catheter cho thấy làm giảm thời gian thở máy, thời gian thở CPAP và giảm tỉ lệ bị bệnh phổi mạn tính [8]. Vì vậy hội đồng thuận Châu Âu năm 2016 đã khuyến cáo phương pháp bơm surfactant qua catheter (LISA) như một phương pháp điều trị mới tương đương phương pháp INSURE trong điều trị hội chứng SHH [9]. Năm 2019, Hội đồng thuận Châu Âu tiếp tục khuyến cáo phương pháp LISA nên được ưu tiên điều trị trên những trẻ có hội chứng SHH có nhịp thở tự nhiên đang được điều trị CPAP[10]. Tại Việt Nam, phương pháp LISA còn mới, có rất ít các nghiên cứu về sử dụng phương pháp này trong điều trị hội chứng SHH ở trẻ đẻ non. Bệnh viện Phụ sản Hà nội (BVPSHN) là bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa ở miền bắc với mỗi năm tiếp nhận khoảng 40000 ca sinh, trong đó có khoảng 3000 ca đẻ non. Khoa sơ sinh BVPSHN đã có nhiều tiến bộ về ứng dụng các kĩ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ đẻ non. Tuy nhiên việc điều trị hội chứng SHH ở trẻ đẻ non bằng phương pháp LISA chưa được nghiên cứu và ứng dụng, xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu áp dụng phương pháp sử dụng surfactant ít xâm lấn (LISA) trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non’’ Với mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá việc áp dụng điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non bằng phương pháp sử dụng surfactant ít xâm lấn (LISA) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non bằng phương pháp ít xâm lấn (LISA) tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1042
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1135.pdf
  Restricted Access
1.84 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.