Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1031
Title: THỰC TRẠNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI NĂM HỌC 2018 - 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: HOÀNG, THỊ MINH PHƯƠNG
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Thế kỷ 20 và 21 là thế kỷ gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với những thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực: internet, mạng xã hội, di động, trí khôn nhân tạo, robot… đã tạo ra những thay đổi rất lớn trong mọi hoạt động kinh tế, đời sống xã hội con người. Trong cuộc cách mạng chung của nhân loại, ngành Y tế cũng là một trong các ngành được phát triển, đổi mới liên tục. Các thay đổi trong mô hình bệnh tật, biến đổi của các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh, biến đổi từ môi trường, lối sống của con người…. đòi hỏi ngành y tế luôn phải nghiên cứu nhằm tìm ra các phương thức mới hiệu quả hơn trong dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho con người. Chính vì vậy, vấn đề tự học trong các trương trình học tập cũng như trong thực tế công việc là yêu cầu với các tổ chức giáo dục hay với mỗi cá nhân người học, mỗi nhân viên y tế. Giáo dục thế kỷ 21 nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà trường trong việc trang bị kỹ năng, thái độ đúng đắn để người học có thể tự học tập suốt đời [1]. Tại Việt Nam, theo điều 40 - luật Giáo dục 2010: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu” [2]. Trên thế giới, tự học và các kĩ năng tự học là vấn đề được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Tác giả R. Retske trong cuốn sách “Học tập hợp lý” nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên [3]. Carl Roger trình bày các phương pháp hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên như: Hướng dẫn cho người học cách nghiên cứu tài liệu, tự hoạch định mục tiêu, tự đánh giá việc học của mình... [4]. Ở nhiều nước, việc cải thiện khả năng tự học của sinh viên là một mục tiêu quan trọng của các chương trình giáo dục điều dưỡng. Iwasiw (1987) nhấn mạnh rằng người tự học chịu trách nhiệm: Xác định các nhu cầu học tập; xác định mục tiêu học tập; xác định và theo đuổi tài nguyên và chiến lược học tập và đánh giá kết quả học tập [5]. Đối với sinh viên bậc cao đẳng, đại học trong đó có sinh viên ngành y, tự học, tự nghiên cứu giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, trong quá trình học, sinh viên phải tự mình chiếm lĩnh các tri thức, rèn luyện các kĩ năng để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai [6]. Các nhà nghiên cứu cũng tổng hợp và phân chia hoạt động tự học ở cao đẳng, đại học thành nhiều nhóm và hoạt động cụ thể. Trong số đó, các hoạt động được nhắc đến nhiều nhất là: lập kế hoạch tự học; đọc sách; ghi chép; làm việc nhóm; tự kiểm tra, đánh giá [7],[8],[9]. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội chuyển sang đào tạo theo hình thức tín chỉ năm 2017. Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ, vấn đề tự học của sinh viên có vai trò quan trọng. Sinh viên năm nhất là nhóm đối tượng mới bắt đầu làm quen với cách dạy học ở bậc cao đẳng, đại học nên các kĩ năng tự học có thể chưa tốt. Với mong muốn tìm cơ sở khoa học để cải thiện khả năng tự học của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tự học của sinh viên Điều dưỡng năm thứ nhất trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm học 2018 - 2019 và một số yếu tố liên quan” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tự học của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất năm học 2018 - 2019. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tự học của sinh viên điều dưỡng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1031
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1126.pdf
  Restricted Access
1.73 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.