Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1026
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT HẸP ỐNG SỐNG CỔ DO CỐT HÓA DÂY CHẰNG DỌC SAU BẰNG ĐƯỜNG CỔ TRƯỚC
Authors: BÙI, MINH THẮNG
Advisor: PGS.TS HÀ, KIM TRUNG
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) có thể gây ra chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng rầm rộ hoặc có thể các triệu chứng mơ hồ, thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng trên lâm sàng. Hai vị trí hay gặp hẹp ống sống là đoạn cột sống cổ và cột sống thắt lưng [1]. Với hẹp ống sống thắt lưng thường do thoái hóa gây mất vững cột sống, trong khi đó hẹp ống sống cổ thường do phì đại các cấu trúc trong ống sống, mà nguyên nhân thường gặp là do cốt hóa dây chằng dọc sau (CHDCDS - OPLL - Osscification of Posterior Longituidinal Ligament) [2]. Nguyên lí chung của việc chẩn đoán hẹp ống sống cổ dựa trên đường kính trước - sau còn lại của ống sống. Trước đây, khi chưa có cộng hưởng từ và CTScan, người ta đánh giá trên Xquang, dựa trên tỉ lệ giữa các thành phần của đốt sống trên phim. Từ khi có CTScan và cộng hưởng từ, người ta định nghĩa hẹp ống sống cổ là khi đường kính trước sau còn lại của ống sống ngang mức C4, C5 nhỏ hơn hoặc bằng 13mm [6]. Để xác định hiện tượng chèn ép, người ta dựa vào sự còn hay mất hình ảnh lớp nước ở trước và sau tủy. Tỷ lệ cốt hóa dây chằng dọc sau ở những người trên 30 tuổi tại Nhật Bản gặp từ 2 - 4%, trong khi đó tại Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore tỷ lệ này ước tính khoảng 0,8 - 3%, tại Mỹ và Đức tỷ lệ cốt hóa dây chằng dọc sau từ 0,09 - 0,23% [7]. Việt nam hiện nay vẫn chưa có điều tra dịch tễ về bệnh này. Lâm sàng có nhiều mức độ tổn thương khác nhau tùy thuộc vào tình trạng hẹp ống sống. Thường gặp trên lâm sàng các triệu chứng của chèn ép tủy, chèn ép rễ và chèn ép tủy - rễ phối hợp. Chẩn đoán xác định cốt hóa dây chằng dọc sau cột sống cổ bằng chụp cắt lớp vi tính. Điều trị ngoại khoa được đề cập đến khi điều trị nội khoa không có kết quả. Mục đích phẫu thuật là giải ép thần kinh và cố định cột sống sau giải ép với hai kỹ thuật mổ đường cổ trước và đường cổ sau. Tại Việt nam có 2 tác giả Nguyễn Văn Trung (2011) và Trịnh Văn Cường (2015) đã nghiên cứu và mô tả đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân CHDCDS trong nghiên cứu với lựa chọn đường mổ lần lượt là cả 2 đường và đường mổ cổ sau. Mổi đường mổ có chỉ định phù hợp với thương tổn giải phẫu. Với đường mổ cổ trước ta còn có thể trực tiếp lấy bỏ tổn thương cốt hóa dây chằng [2], tuy nhiên vẫn có sự lựa chọn đường mổ tùy theo ý kiến của các phẫu thuật viên tại các trung tâm khác nhau tại Việt Nam. Để nhằm mục đích muốn đánh giá lại kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân được chẩn đoán hẹp ống sống cổ do CHDCDS khi được lựa chọn đường mổ cổ trước ở một số trung tâm phẫu thuật thần kinh và cột sống khác nhau; chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau bằng đường cổ trước”. Nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng dọc sau bằng đường cổ trước.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1026
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1122.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.