Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1024
Title: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA THANG ĐIỂM sPESI VÀ CHỈ SỐ NLR, PLR ĐỂ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TRONG 30 NGÀY Ở BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP
Authors: TRẦN, SƠN HẢI
Advisor: PGS.TS. HOÀNG, BÙI HẢI
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tắc động mạch phổi (TĐMP) là hiện tượng động mạch phổi hoặc một trong các nhánh của nó bị tắc do các chất di chuyển từ nơi khác đến như huyết khối, khối u, khí hoặc mỡ. TĐMP là một bệnh thường gặp và có nguy cơ gây tử vong cao cho bệnh nhân.Tại Mỹ, TĐMP chiếm khoảng 100000 ca tử vong hằng năm, và là nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật và nhập viện ở châu Âu [1]. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, TĐMP có tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Vì thế, rất nhiều các công trình nghiên cứu lớn trên thế giới đã và đang được tiến hành với mục đích chẩn đoán và điều trị sớm, nhằm giảm tỷ lệ tử vong của TĐMP. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị thì tỷ lệ tử vong vẫn còn từ 2% đến 8% [2]. Dấu hiệu lâm sàng của TĐMP thường không đặc hiệu nên việc chẩn đoán xác định TĐMP thật sự là một thách thức đối với các bác sỹ lâm sàng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu lớn trên thế giới đã và đang được tiến hành với mục đích đơn giản hóa các phương thức trong chẩn đoán, điều trị và tiên lượng, nhằm giảm tỷ lệ tử vong chung của TĐMP. Sự thay thế của chụp MSCT (Multislice computed tomography) động mạch phổi cho chụp động mạch phổi cản quang, hay sự ra đời của các thang điểm lâm sàng như thang điểm Wells đơn giản hóa, thang điểm Genevacải tiến, thang điểm tiên lượng PESI giản lược (sPESI-simplifield pulmonary embolism severity index), đều thay thế dần các thang điểm cổ điển như một tiếp cận mới giúp thầy thuốc lâm sàng sớm có quyết định trong chẩn đoán, điều trị và đánh giá mức độ nặng của TĐMP. Mới đây, các nghiên cứu đã khám phá khả năng dự đoán của chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính/bạch cầu lympho (NLR-Neutrophil to lymphocyte ratio) và chỉ số tiểu cầu/bạch cầu lympho (PLR-Platelet lymphocyte ratio) về tiên lượng tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân TĐMP từ công thức máu, một xét nghiệm đơn giản và thường quy ở hầu hết các khoa cấp cứu hồi sức. Tại Việt Nam, nghiên cứu về TĐMP được mở rộng trong 10 năm trở lại đây, với nhiều chủ điểm về chẩn đoán, điều trị và tiên lượng TĐMP đối với bệnh nhân Việt Nam [3],[4],[5]. Để nghiên cứu giá trị của việc sử dụng các thang điểm lâm sàng sPESI, liệu các yếu tố mới từ công thức máu có ảnh hưởng tớitiên lượng tử vong sớm ở bệnh nhân TĐMP, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu vai trò của thang điểm sPESI và chỉ số NLR, PLR để tiên lượng tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp” với hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu vai trò của thang điểm sPESI để tiên lượng tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp. 2. So sánh vai trò của NLR, PLR với thang điểm sPESI khi tiên lượng tử vong trong 30 ngày ở những bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1024
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1120.pdf
  Restricted Access
1.65 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.