Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1021
Title: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN TÍNH ĐANG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT
Authors: ĐỒNG, THỊ HẰNG PHƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Trần, Khánh Toàn
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhiễm Vi rút Viêm gan B (VRVGB) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất với ước tính hơn hai tỷ người, chiếm khoảng một phần ba dân số thế giới, đã từng bị nhiễm [1]. Gánh nặng bệnh tật do nhiễm VRVGB mạn tính đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn cầu [2]. Năm 2015, có khoảng 257 triệu người, chiếm gần 3,5% dân số thế giới đang mang kháng nguyên bề mặt (HBsAg) mạn tính [3]. Ước tính có khoảng một triệu người chết mỗi năm do bệnh gan mạn tính liên quan đến Vi rút Viêm gan B, chủ yếu vì các biến chứng của xơ gan và ung thư gan [3],[4]. Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người nhiễm Vi rút Viêm gan B mạn tính ở mức cao trên thế giới [3],[5]. Bên cạnh các biện pháp dự phòng lây nhiễm, điều trị Viêm gan vi rút B (VGVRB) mạn tính bằng thuốc kháng vi rút là một giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật [6],[7]. Việc điều trị thuốc kháng vi rút không giúp điều trị khỏi bệnh mà nhằm mục đích chính là ức chế hoạt động nhân lên của vi rút, ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện tình trạng lâm sàng, giảm tỷ lệ biến chứng và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân [8]. Đây là một quá trình điều trị lâu dài, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể chất cũng như các khó khăn về kinh tế, xã hội và tâm lý. Hiệu quả của điều trị Viêm gan Vi rút B mạn tính không chỉ dựa trên các chỉ số về lâm sàng mà còn phải quan tâm đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Đặc biệt bác sĩ gia đình với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện đòi hỏi phải quan tâm đến cả sức khoẻ về thể chất, tinh thần và tâm lý xã hội cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về chất lượng cuộc sống của người bệnh Viêm gan Vi rút B mạn tính. Hiện nay có nhiều công cụ đánh giá CLCS như bộ câu hỏi HAQ (Health Assessment Questionaire), WHOQOL (World Health Organization Quality of Life Instrument), SF-36 (Short Form 36) … Trong đó, SF-36 là bộ công cụ đơn giản, dễ sử dụng và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam để đánh giá CLCS trên nhiều đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính khác nhau như viêm khớp dạng thấp, sau chạy thận nhân tạo … Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đang điều trị bằng thuốc kháng vi rút” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đang điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng vi rút tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính đang điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng vi rút tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1021
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1117.pdf
  Restricted Access
1.52 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.