Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1018
Title: KẾT QUẢ HÓA TRỊ BỘ ĐÔI PLATINUM KẾT HỢP DUY TRÌ PEMETREXED TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV
Authors: NGUYỄN, THỊ THỦY
Advisor: TS. Nguyễn, Tiến Quang
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các ung thư1. Theo Globocan 2018, trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc, chiếm 11,6% và 1,8 triệu người chết, chiếm tỷ lệ 18,4% tổng số ca tử vong do ung thư. Tại Việt Nam, ung thư phổi cũng đứng hàng đầu ở nam giới, đứng thứ ba ở nữ với khoảng 1,2 triệu ca mới mắc (năm 2018) chiếm tỷ lệ 14% và 1,09 triệu ca tử vong, chiếm tỷ lệ 19,5% trong tổng số ca tử vong do ung thư1. Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, ung thư phổi được chia thành 2 nhóm chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), trong đó UTPKTBN chiếm khoảng 80 – 85%2. Ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh ung thư phổi thường nghèo nàn và không đặc hiệu, nên đa số bệnh nhân đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Các phương pháp chính để điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị đích. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với giai đoạn sớm từ I - IIIA, hóa trị, xạ trị, điều trị đích và điều trị miễn dịch được áp dụng để điều trị khi bệnh tiến triển tại chỗ, tại vùng hay đã lan tràn không còn khả năng phẫu thuật nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm3,4. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn trong nhiều năm qua, hóa trị vẫn là phương pháp điều trị chính, đặc biệt với nhóm bệnh nhân không có các chỉ điểm sinh học như EGFR, ALK, ROS1, PDL1… dương tính. Ngay cả ở những bệnh nhân có khối u chứa đột biến gen EGFR hoặc có sự sắp xếp lại gen ALK và được điều trị bằng thuốc ức chế tyrosine kinase, tình trạng kháng thuốc luôn phát triển, và hóa trị liệu vẫn là nền tảng của liệu pháp tiếp theo. Mặt khác, các nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các bệnh nhân ung thư phổi không có đột biến gen, tỷ lệ đột biến ALK chỉ gặp trong khoảng 4%-5% các trường hợp5, đột biến EGFR dao động từ 14,1-38,4%6. Liệu pháp miễn dịch là tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn, tuy nhiên chi phí còn quá cao. Pemetrexed là một thuốc kháng folate được áp dụng trong điều trị UTPKTBN giai đoạn muộn ở bước 2 hoặc bước 3 từ năm 20047. Với hoạt tính kháng u mạnh và ít độc tính tích lũy, đến năm 2009, pemetrexed được Cục dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt trong điều trị duy trì ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, không vảy giai đoạn tiến xa sau khi điều trị với phác đồ bộ đôi có platinum mà bệnh không tiến triển8. So với theo dõi đơn thuần, pemetrexed duy trì đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng pha III là cải thiện thời gian sống thêm ở các bệnh nhân này9. Nhằm đánh giá về hiệu quả cũng như mức độ an toàn của phác đồ pemetrexed duy trì trong UTPKTBN, không vảy giai đoạn muộn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Kết quả hóa trị bộ đôi platinum kết hợp duy trì pemetrexed trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV” nhằm hai mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, không vảy giai đoạn IV. 2. Đánh giá kết quả hóa trị bộ đôi platinum kết hợp duy trì pemetrexed trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1018
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0100.pdf
  Restricted Access
1.47 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.