Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1016
Title: THỰC TRẠNG TRẦM CẢM – LO ÂU – STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH LỚP 12 Ở 2 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2020
Authors: PHẠM, THỊ HƯƠNG LY
Advisor: PGS. TS. CHU, VĂN THĂNG
TS. BÙI, THỊ HUYỀN DIỆU
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Cùng với sự phát triển nhanh chóng và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Đặc biệt, với lứa tuổi trung học phổ thông (THPT) nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng, thời đại 4.0 có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần của các em. Hiện nay học sinh mắc các rối loạn tâm lý chiếm tỉ lệ khá cao và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới được tiên lượng là có rối loạn hay vấn đề về tâm thần. Trong đó, khoảng 1/2 các rối loạn tâm thần bắt đầu từ trước lứa tuổi 14. Tuy nhiên, các khu vực có tỷ lệ dân số dưới 19 tuổi cao nhất lại là nơi có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần nghèo nàn nhất. Hầu hết các nước có thu nhập trung bình và thấp, tỷ lệ bác sỹ tâm thần nhi trong quần thể dân số là 1/4.000.000 người1. Nghiên cứu của tác giả Demir T ở ba trường học tại Fatih, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trên 1482 học sinh từ lớp bốn đến lớp tám kết quả cho thấy tỷ lệ là 4,2% có rối loạn trầm cảm, 1,55% rối loạn trầm cảm nặng nề2. Nghiên cứu của tác giả Yang Xiaoli về tỷ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Đông Bắc Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn DSM-IV chung là 9,49%. Trong số 805 trẻ bị rối loạn tâm thần, 15,2% có hai hoặc nhiều rối loạn3. Tại Việt Nam, số lượng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hằng về thực trạng và nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình cho thấy là tương đối cao chiếm 21,6%4. Nguyễn Thị Mai khi tìm hiểu thực trạng các biểu hiện trầm cảm của học sinh trung học cơ sở quận Hoàng Mai Hà Nội cho, tỉ lệ các trẻ gặp phải vấn đề trầm cảm là không nhỏ dao động từ 6,57 đến 7,58%5. Nghiên cứu của Ngô Thị Liên về thực trạng biểu hiện lo âu của học sinh Trung học phổ thông huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội cho thấy tỉ lệ học sinh THPT mắc lo âu là 84,17%. Trong đó có 0,83% học sinh mắc lo âu nặng, 4,7% học sinh mắc lo âu vừa, và tỉ lệ học sinh mắc lo âu nhẹ là 79,14%6. Vấn đề Stress, lo âu, trầm cảm học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ quả do các rối loạn đó gây ra đối với học sinh, như giảm khả năng tập trung, học tập, giảm khả năng giao tiếp xã hội thậm chí là tự tử. Thái Bình là một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, tổng số có 39 trường trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh với hơn 17.000 học sinh khối lớp 12, khối lớp cuối cấp có nhiều yếu tố dẫn tới các rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, hiện chưa có các nghiên cứu về Stress, Lo âu, Trầm cảm trên đối tượng này tại tỉnh Thái Bình. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng trầm cảm – lo âu – stress và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 12 ở hai trường trung học phổ thông tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình năm 2020” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng trầm cảm – lo âu – stress của học sinh lớp 12 ở hai trường THPT tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình năm 2020 với thang đo DASS-21. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới thực trạng trầm cảm – lo âu – stress học sinh lớp 12 ở hai trường THPT tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình năm 2020 với thang đo DASS-21.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1016
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0098.pdf
  Restricted Access
1.67 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.