Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1014
Title: TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU HAO NĂNG ƯỢNG KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC TIM MẠCH HÔ HẤP
Authors: ĐỖ, THANH TUẤN
Advisor: PGS.TS. LÊ, ĐÌNH TÙNG
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tiêu hao năng lượng của cơ thể là năng lượng rời khỏi cơ thể. Năng lượng rời khỏi cơ thể có thể dưới dạng hóa năng của các chất bài tiết, động năng, điện năng, năng lượng sinh công thẩm thấu và nhiệt năng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đo tiêu hao năng lượng của cơ thể giúp xác định nhu cầu năng lượng cần thiết cung cấp cho cơ thể ở các trạng thái nghỉ ngơi cũng như hoạt động thể lực.1,2 Nghiệm pháp gắng sức tim mạch - hô hấp (CPET) được biết đến là một kĩ thuật đánh giá đồng thời chức năng của hệ tim mạch và hô hấp trong khi hoạt động thể lực gắng sức.3 Hiện nay, CPET được ứng dụng để đánh giá chức năng của hệ tim mạch và hô hấp khi hoạt động thể lực, phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho các người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, hô hấp. Đồng thời dựa vào kết quả đo tiêu hao năng lượng khi thực hiện CPET, các bác sĩ lâm sàng có thể kê đơn hoạt động thể lực, hướng dẫn tập luyện phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, phục hồi chức năng và phòng bệnh.3, 4 Trên thế giới, nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp được Karlman Wasserman và cộng sự phát triển dựa trên cơ sở nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ từ những năm 1960 và đến nay, nghiệm pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và kê đơn hoạt động thể lực (hoạt động thể lực bao gồm tất cả các loại chuyển động của cơ thể làm tiêu hao năng lượng).4 Tại Việt Nam, nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp đã được sử dụng lần đầu tiên để đánh giá thể tích tiêu thụ oxy tối đa của nữ tuyển thủ điền kinh Quốc gia năm 2014 khi thực hiện gắng sức tối đa.5 Đến tháng 6 năm 2019, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, CPET được ứng dụng trong đánh giá chức năng và phục vụ chẩn đoán bệnh lý tim mạch (suy tim, sau phẫu thuật tim mạch, ...) và hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi mô kẽ, bệnh mạch máu phổi, xơ phổi) hoặc trước khi thực hiện các phẫu thuật lớn ở vùng bụng hay lồng ngực).6 Mặt khác, đo thể tích oxy tiêu thụ khi thực hiện CPET còn được ứng dụng để kê đơn hoạt động thể lực bao gồm lựa chọn môn thể thao hoặc bài tập, xác định cường độ vận động, thời gian vận động và tần suất vận động đồng thời đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho các đối tượng, hướng dẫn tập luyện nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, năng lượng cung cấp cho cơ thể khi hoạt động thể lực lấy từ cả hai loại hình chuyển hoá yếm khí (không tiêu thụ oxy) và hiếu khí (có tiêu thụ oxy),7 nên nếu chỉ dựa vào thể tích oxy tiêu thụ thì đã bỏ qua vai trò của loại hình chuyển hoá yếm khí trong quá trình hoạt động thể lực. Đo tiêu hao năng lượng của cơ thể khi thực hiện CPET có thể xác định được giá trị tiêu hao năng lượng phản ánh đầy đủ nguồn năng lượng mà cơ thể đã sử dụng3 và xác định mối liên quan giữa tiêu hao năng lượng với thay đổi của một số chỉ số nhân trắc, tim mạch và hô hấp khi hoạt động thể lực có thể cung cấp bằng chứng để xác định công suất vận động phù hợp cho từng đối tượng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tiêu hao năng lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp" với các mục tiêu: 1. Xác định tiêu hao năng lượng khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp trên người trưởng thành khỏe mạnh. 2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp ở nhóm đối tượng trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1014
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0096.pdf
  Restricted Access
7.55 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.