Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1001
Title: ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN THEO PHÂN LOẠI LANZA Ở BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Authors: NGUYỄN, ĐÌNH TUẤN
Advisor: GS.TS. Nguyễn, Quang Tuấn
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh lý động mạch vành (ĐMV) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả các quốc gia phát triển cũng như những nước đang phát triển. Trên thế giới, ước tính có 110,6 triệu người có bệnh lí mạch vành, số người mắc bệnh lí mạch vành tăng tới 73,3% từ năm 1990 đến 2015. Theo NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey), thống kê từ năm 2011-2014, ước tính có 16,5 triệu người Mỹ trên 20 tuổi có bệnh lí mạch vành1. Điều trị BMV đã có nhiều tiến bộ, đa dạng hơn về phương thức điều trị từ thông tim can thiệp cho đến phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Tuy nhiên, điều trị nội khoa vẫn đóng vai trò cốt lõi. Trong đó, aspirin, các thuốc ức chế P2Y12 được nghiên cứu và sử dụng phổ biến nhất lâm sàng để ngăn ngừa biến chứng huyết khối trong stent 2. Mặc dù vậy, việc sử dụng aspirin hay các thuốc P2Y12 có thể đem đến những tác động có hại đối với đường tiêu hóa. Trong một nghiên cứu 4 năm tại Anh Quốc, các biến chứng ở bệnh nhân dùng aspirin dao động từ chứng khó tiêu nhẹ (31%) đến chảy máu và thủng dạ dày đe dọa tính mạng (3%) 3. Nghiên cứu tiến cứu đa quốc gia trên 187 bệnh nhân được sử dụng liều thấp aspirin (75-325 mg mỗi ngày) để dự phòng tim mạch bệnh cho thấy tỷ lệ loét, ở 113 bệnh nhân được theo dõi trong 3 tháng, là 7%; tỷ lệ loét hàng năm có thể đạt đến một tỷ lệ cao 28% 4. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra: Trong 4,406 người dùng clopidogrel, có 1.180 vết loét chảy máu, 1.433 vết loét không chảy máu. Trong số những người không dùng clopidogrel, không dùng aspirin, nguy cơ của các biến cố trên ống tiêu hóa là 1,6%. Và cuối cùng, những người dùng clopidogrel, không dùng aspirin có nguy cơ mắc các biến cố GI là 6,1%, và trong số những bệnh nhân đang điều trị kháng tiểu cầu kép với aspirin và clopidogrel, nguy cơ là 6,6% 5. Từ những nguy cơ trên, vai trò của đánh giá tổn thương đường tiêu hóa trên ở bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu là rất quan trọng. Hiện nay, có nhiều thang điểm để đánh giá tổn thương đường tiêu hóa do thuốc chống viêm giảm đau: Tiêu chuẩn Lanza-1975, Tiêu chuẩn Friedman– 1986, Tiêu chuẩn Aabakken –1990. Trong các thang điểm trên, thang điểm Lanza là thang điểm phổ biến nhất. Tại Việt Nam, cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, bệnh lí ĐMV cũng trở thành nguyên nhân gây tử vong và bệnh tật hàng đầu. Theo thống kê của Tổng hội y dược học Việt Nam năm 2001, tỷ lệ tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch nói chung là 7,7%, trong đó 1,02% chết vì nhồi máu cơ tim 6. Đến năm 2002, số bệnh nhân nằm điều trị nội trú do bệnh lí ĐMV là 7,5% và con số này năm 2007 là 11,5% 7. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có đánh giá cụ thể về tỷ lệ tổn thương, đặc điểm tổn thương đường tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị bằng các thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép. Trong khi đó, số lượng các bệnh nhân cần sử dụng liệp pháp này lại có xu hướng tăng lên. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm tổn thương đường tiêu hóa trên theo phân loại Lanza ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu sau can thiệp động mạch vành và các yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm tổn thương đường tiêu hóa trên theo phân loại Lanza ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tổn thương đường tiêu hóa trên ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1001
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS0083.pdf
  Restricted Access
1.53 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.